Qui trình cân chỉnh Mixer cơ bản cho người mới

Thiên Thanh Ngày 25-04-2021

                                                                                                QUI TRÌNH CÂN CHỈNH MIXER.

 Đây là qui trình quan trọng và chủ đạo của việc làm chủ hệ thống âm thanh của bạn.

Trong thao tác cài đặt cả một hệ thống âm thanh, thì tinh chỉnh trên mixer sẽ là bước cuối cùng bạn cần làm sau khi đã cân chỉnh các tính năng khác như ( EQ, Crossover, Compressor, Limiter, Power, ....) 

 Qui trình:

 1/Cắm dây và chuẩn bị:

1. Thông thường mixer của bạn sẽ có các nhóm đầu vào input khác nhau, mỗi nhóm đều có thêm hoặc bớt các tính năng cơ bản nhằm đúng với mục đích cần thiết cho thiết bị đầu vào. Ở đây bạn hãy cắm Micro, Nhạc cụ, tín hiệu điện tử input theo từng nhóm sao cho thích nhợp nhất với bạn.

2. Toàn bộ các Micro sử dụng cổng Jack XLR, Nếu là loại Dynamic đừng mở Phantom Power, nhưng nếu micro là loại Condenser nên sử dụng Phantom và cắm vào cổng XLR mới hoạt động được.

3. Với Nhạc cụ bạn nên sử dụng Jack 6ly.

4. Nếu như bạn muốn sử dụng các thiết bị tạo hiệu ứng ngoài, hãy sử dụng Send effects để đưa tín hiệu ra thiết bị ngoài và quay lại với cổng return của mixer.

5. Kết nối cỏng ra L/R Master xuống các thiết xử lý khác.

6. Nếu bạn có loa kiểm tra trên sân khấu, hoặc những tín hiệu cần gửi đi độc lập, hãy sử dụng đến AUX.

7. Mixer nhiều đường input luôn được tích hợp thêm Subgroup, bạn hãy chia chúng theo từng nhóm thiết bị để dễ dàng hơi trong việc điều chỉnh. bạn có thể hiểu tổng quát là gom các nhóm thiết bị cần thiết, ví dụ bạn có thể gom theo nhóm Micro, nhóm nhạc cụ, để dễ tinh chỉnh.

8. hãy điều chỉnh những nút volume về vị trị ban đầu, nhỏ nhất.

2/ CHỈNH GAIN VÀ VOLUME

 Đây là bước quan trọng nhất để bắt đầu điều khiển mixer của bạn. Mỗi một thiết bị input sẽ có độ lớn tín hiệu khác nhau.

 1. Với tín hiệu output L/R Master ban hãy để ở mức độ 0dB, có thể coi ở vị trí này tín hiệu trên mixer đưa ra là độ lớn tiêu chuẩn trung bình.

 2. Với tín hiệu input của mỗi đường, hãy vặn hết GAIN - Volume về mức nhỏ nhất.

      Bạn sẽ đẩy Fader output của từng đường 1 lên vị trí -6dB. nếu Mixer bạn có nút PFL thì thật là tuyệt. hãy bấm nút đó xuống, bạn sẽ có đèn bán tín hiệu đầu vào. hãy từ từ vặn GAIN lên đế khi đèn tín hiệu báo ở mức odB, với mức độ Ca sĩ hát ở mức độ bình thường hãy duy trì tín hiệu ở 0dB, lúc đó tín hiệu của bạn sẽ được bảo đảm. Khi ca sĩ, nhạc công chơi ở mức độ âm thanh lớn, hãy đảm bảo tín hiệu của bạn chỉ ở mức +3dB đến +6dB, đừng để đèn Clip bị bảo đỏ. lúc đó tín hiệu của bạn đã bị over, gây ra hiện tượng vỡ tín hiệu, không tốt cho chất lượng âm thanh.

      Lúc này hãy thử từng đường tín hiệu vào 1, không nên thử cùng lúc nhiều tín hiệu, bạn sẽ khó xác định được độ lớn tín hiệu mỗi đường riêng biệt.

       Hãy đề nghị ca sĩ, nhạc công LẦN LƯỢT chơi nhạc, từ mức độ trung bình và lớn dần, đến mức độ lớn nhất tùy theo chương trình bạn đang làm. 

Phải luôn nhớ rằng: 

               + Trong bất kỳ tình huống nào, đèn đỏ báo clip cũng KHÔNG BAO GIỜ được sáng đỏ. 

               + Gain là định lượng mức vào, chứng không phải là nơi để điều chỉnh to nhỏ, vì vậy sau khi chỉnh Gain xong đừng đụng đến nó nữa. ( trừ trường hợp nhạc công thay đổi volume trên thiết bị của họ)

               + Fader Volume là nơi bạn cần phải chỉnh và luôn nhớ đến qui tắc dB.

               + Với một số bàn Mixer có tích hợp thêm nút là  -dB, hãy sử dụng nó để giúp việc điều chỉnh định lượng mức độ tín hiệu đầu vào tốt hơn.

III/ CHỈNH DẢI TẦN ÂM THANH

Đây là bước đòi hỏi kinh nhiệm trực chiến của bạn nhiều nhất. hãy cố gắng trao dồi để là một người chỉnh âm thanh chuyên nghiệp

Ở đây chúng tôi chỉ hướng dẫn cho bạn những điều cơ bản nhất, hãy tìn hiểu thêm nhé

  Việc quan trọng nhất là hãy lắng nghe âm thanh bị dư hay thiếu dải tần nào, có thể việc dư hay thiếu dải tần đó xuất phát từ tín hiệu đầu vào, hoặc là do hệ thống loa của bạn đang kết nối chưa phù hợp nhất ( vấn đề này có thể xảy ra nếu bạn không có các thiết bị xử lý sau Mixer ).

 Thường ở Mixer cơ bản sẽ chia EQ input ra thành 3 band chính Hi / Mid / Low. cũng có những bàn mixer cao cấp sẽ cho bạn nhiều lựa chọn hơn như HI/ MidHi / MidLow/ Low. và đều có định mức cân bằng ở odB.

   + LOW Thường cố định ở tần số 80Hz hay 100Hz. Âm trầm, bạn có thể tăng giảm tùy theo ý muốn, nếu bạn tăng có thể giúp âm thanh có "lực". "ấm" hơn, nhưng nếu nâng quá đà sẽ dẫn đến tiếng bì tối, nghe không rõ, và bị ù. Còn nếu giảm quá mức, bạn sẽ mất dải âm thanh dưới.

    + MID đây là dải âm thanh quan trọng nhất và cũng là khó tinh chỉnh nhất. Đa phần âm thanh đều trên dải MID là chính, hãy chỉnh cần thận để không bị tối tiếng vocal, hoặc gây chói, bong tiếng âm thanh.

      Ở một số bàn mixer nhỏ, thường ta chỉ thấy 1 nút duy nhất dành cho MID và nó được cố định ở các dải tần như 800Hz / 1kHz hay 2kHz. Tăng/ giảm âm trung.

Ở một số bàn Mixer lớn bạn sẽ thấy phần MID sẽ hiệu diện 2 nút là Frequency và Gain .

 Freq cho bạn chọn chính xác dải tần MID mà bạn mong muốn điều chỉnh.

 Gain giúp bạn tăng và giảm độ lớn âm thanh cho dải tần đó.

        (Bạn nên nhớ rằng hầu hết các giọng ca và nhạc cụ đều có tần số từ 200Hz - 2kHz)

     +  HI thường cố định ở tần số 8kHz hay 12kHz, các chữ có "s, X. GI, Tr, Ch" các nhạc cụ như hihat Cymbal đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi nút Hi này.

 

                 Lưu ý: Luôn cố gắng giảm Bớt chứ đừng tăng, nếu bạn cảm thấy âm thanh hơi tối, hãy giảm Bass hoặc Mid Bass thử xem. hay tiếng mỏng thay vì tăng Bass hãy giảm treble xuống nhé.

               Một số kinh nhiệm cho anh em tham khảo, để tập nghe từng dải tần âm thanh, bạn hãy sử dụng 1 chiếc EQ 15 cần dải tần hoặc 31 cần thì càng tuyệt, hãy bật một bài hát có chất lượng âm thanh chuẩn, nghe trên 1 đôi loa kiểm âm, bắt đầu hãy nâng từng cần dải tần âm thanh lên +3dB để nhận diên khác biết dải tần đó với số còn lại, lúc đó sẽ giúp bạn nắm bắt được dải tần đang nổi trội đó thương đương với con số nào.

 

IV/ CHỈNH LOA KIỂM ÂM

      Đây cũng là một vấn đề nhiều người gặp phải khi làm sân khấu, ở thị trường âm thanh nhỏ và vừa của Việt Nam, rất nhiều đội nghệ thuật không sử dụng nó sẽ gây ra hiện tượng hệ thống loa mặt rất ổn nhưng trên sân khấu thì ca sĩ cũng như nhạc công không nghe rõ ràng những âm thanh mà họ đang chơi, gây hiện tượng không đều trong nhịp phách. Hãy sắm cho mình 1 đôi loa kiểm âm sân khấu để giúp ban nhạc của bạn chơi hay hơn.

    Và lúc đó bạn sẽ thấy tác dụng của nút monitor hay AUX trên bàn mixer của mình.

   Hãy tăng nút AUX kết nối với loa kiểm âm trên sâu khấu đến mức độ ca sĩ, nhạc công họ thấy hài lòng. 

   Một số bàn mixer có tích hợp thêm nút bấm nhỏ bên cạnh AUX là Pre và Post, khi nút bấm ở trạng thái Pre thì AUX sẽ không bị ảnh hưởng âm lượng khi lên xuống cần volume.

V/ CHỈNH EFFECT

         Hầu như các bàn mixer đều tích hợp cho bạn từ 1 đến 4 Effects, 

 Effects là các chương trình tạo hiệu ứng âm thanh, giúp cho âm thanh hay hơn, hoặc phá tiếng âm thanh đó theo yêu cầu riêng. 

 thường effect có 3 phần:

    1. nút vulome effect tổng, bạn nên để nó ở 0dB

    2. Nút vulome effects trên mỗi đường input. đa phần chúng ta sử dụng nó cho Micro, hoặc một số trường hợp là cho nhạc cụ để hỗ trợ.

    3. và khu điều chỉnh chương trình effects. ở khu vực này sẽ tùy thuộc vào từng bàn mixer.

   Sau khi đã thử từng kênh tín hiệu, hãy yêu cầu ca sĩ ban nhạc của bạn cùng chơi vài bài, bạn hãy điều chỉnh giọng ca của ca sĩ và các nhạc cụ sao cho hài hòa nhất ( hãy dùng fader chỉnh to nhỏ, đừng nên chỉnh ở nút Gain nếu không cần thiết)

 Những lưu ý quan trọng tổng thể khi bạn ngồi bàn Mixer

  1. Các fader của từng kênh luôn nhỏ hơn SUBGROUP và SUBGROUP luôn nhỏ hơn MASTER, nếu các bạn làm ngược lại, các bạn sẽ mất headroom. 

  2. Luôn theo dõi hai cột đèn LR, đừng để chúng vượt quá 0dB ( để khi ban nhạc đánh bất ngờ lớn hơn bình thường, thì ta vẫn có khoản Headroom dự trữ)

  3. Lúc nhạc cụ hay giọng ca nào đó solo chính, ta hãy đưa phần đó lên.

  4. khi Micro không sử dụng, đừng gạt fader xuống mà hãy sử dụng nút MUTE, sẽ giúp bạn chống hú hay lọt các âm thanh không đáng có ra loa, và bạn sẽ không mất thao tác dẩy fader về vị trí ban đầu.

  5. Bạn luôn nhớ rằng:

         Tăng / giảm 3dB là tăng / giảm độ lớn âm thanh đi một chút.

         Tăng / giảm 6dB là tăng / giảm độ lớn âm thanh mà ta có thể nhận biết rõ ràng.

         Tăng / giảm 3dB là tăng / giảm độ lớn âm thanh đi Gấp đôi / Một nửa.

  6. Bạn phải biết giới hạn của hệ thống âm thanh của mình. đừng bắt chúng phải quá khả năng, nếu không bạn phải trả giá rất đắt cho một buổi diễn không thành công cùng với một dàn âm thanh hỏng hóc.

 

 

Giỏ hàng